QUI NHƠN NGÀY THÁNG CŨ. (PHẦN 1)
Irene
Suốt đời tôi gắn liền với mảnh đất Qui Nhơn hiền hòa. Tôi không sinh ra ở đây nhưng sống và lớn lên ở đó… Quanh năm nghe tiếng gió biển rì rào, tiếng sóng vỗ ì ầm, vị mằn mặn của muối lẫn mùi tôm cá…sống cùng những con người chân chất, giản dị…Tất cả đã thấm đẫm vào máu, vào da thịt, vào tâm hồn tôi… Qui Nhơn đối với tôi gần gũi thân thương. Bây giờ cho dù đi đâu, ở đâu tôi vẫn nhớ!
Đây chỉ là những dòng hồi ức của tôi về miền đất, về những con người mà theo tôi là rất đỗi mộc mạc, dung dị. Trong cái riêng cũng có cái chung…với suy tư, với những cảm xúc rất đời thường… tất cả đều xuất phát từ trong sâu thẳm trái tim tôi khi nghĩ về Qui Nhơn.
Trong khi viết, ngoài sự vận dụng trí nhớ, tôi còn hỏi thêm ý kiến của người thân, bạn bè, cùng các tài liệu của những người đã từng sống ở miền đất này… Do vậy, có thể đôi chỗ bị lập đi, lập lại hay nhầm lẫn…Nếu có, xin lượng thứ! Xin cám ơn!
*
Khi không còn trẻ, ta thường hoài niệm về quá khứ, về thời thơ ấu, về tuồi trẻ … Nhớ lại những kỉ niệm với người thân, với bạn bè, nhớ những khung cảnh xưa như ngôi nhà, ngôi trường, con đường, góc phố, hàng cây, bãi biển, con sông hay một nơi chốn nào đó…nhớ để vui, để buồn, để nuối tiếc hoặc ngậm ngùi. Có đôi khi lại muốn thời gian quay trở lại, dù chỉ trong một giây, một phút thôi để được sống, được yêu thương và để được nhìn những khuôn mặt của những người thân quen trong khung trời ngày tháng cũ.
* KÝ ỨC TUỔI THƠ.
Cho tôi được đi lại từ đầu, trở lại với những ngày còn thơ ấu.
Năm 1954, gia đình tôi đi vào Nam. Tôi lúc đó mới sinh ra được 7 ngày. Mẹ bồng tôi cùng cả nhà lên máy bay đi từ sân bay Đồng Hới (Quảng Bình ) vào tới sân bay Phú Bài (Huế ).
Gia đình tôi có bà con ở Huế nên ở lại Tây Lộc-Huế. Một thời gian sau, ba tôi lại tiếp tục đi dần vào đằng trong và dừng lại Lăng Cô. Lăng Cô là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân, cách Huế gần sáu bảy chục kilômét. Ba tôi vẫn làm việc ở Huế. Gia đình tôi có năm anh chị em với hai người cháu của ba tôi. Tôi là con út trong gia đình.
Trong bữa cơm hay những lúc gia đình quây quần bên nhau, mọi người trong nhà thường nhắc đi, nhắc lại những câu chuyện vui, buồn đã xảy ra, đang xảy ra…những nơi chốn đã đến. Nhờ vậy những câu chuyện cũ cứ lặp đi lặp lại rồi hằn sâu vào trong ký ức của tôi một cách rõ ràng và tường tận.
Vì quá bé nên những gì tôi viết ở giai đoạn này, chỉ là nghe rồi tưởng tượng theo giọng cũng như cảm xúc của người kể. Có chuyện vừa nghe kể vừa thấy xuất hiện lờ mờ trước mắt một vài hình ảnh.
Những người trong nhà tôi thường nói rằng: Bãi biển Lăng Cô đẹp lắm! Bãi cát trắng dài trên 10km. Nước biển ở đây xanh trong cực kỳ. Phía sau nhà là rừng với nhiều cây cối rậm rạp. Nằm giữa biển và rừng là một cái đầm lớn. Trong làng có một ngôi Nhà Thờ hàng ngày tiếng chuông ngân vang êm đềm. Dân cư ít, đa số là có đạo. Phần đông họ sinh sống bằng nghề chính đó là đánh bắt cá, ngoài ra còn trồng trọt và chăn nuôi.
Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau đỉnh núi Hải Vân, Lăng Cô lại càng êm ả và thanh bình. Cảnh chiều về ở đây nên thơ, huyền ảo như một bức tranh sơn thủy. Vào cuối tuần, ba tôi lại từ Huế trở về. Cứ nghe tiếng lọc cọc của chiếc xe ngựa vang lên trên đường cái là cả nhà lại chạy ra đầu cầu đón ba. Mọi người xúm xít bên ba tôi nói chuyện rôm rả, cười đùa… bên những món quà Huế…
Mẹ tôi thích phong cảnh của vùng đất và con người nơi đây nên hàng ngày trong những câu chuyện mẹ thường nhắc đến Lăng Cô, đó là một miền đất bình yên với những con người vất vả, cần cù, chịu khó. Bà nói: “Mỗi sớm mai khi nghe tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, mọi người thức dậy trong một không gian thoáng đãng trong lành. Bước ra sân, chân trời phía đông ửng hồng. Không khí vùng biển với hây hẩy những cơn gió mát mẻ, dễ chịu. Biển ở đây phẳng lặng, nước trong xanh. Từng con sóng mơn man vỗ nhẹ vào bờ cát. Những chiếc thuyền đánh cá trên biển ra vào nhấp nhô. Dưới bến, thuyền kéo lưới về đầy ắp cá tôm. Những thúng cá tươi roi rói, cá còn nhảy chong chong, tôm búng lia chia.. . Tiếng gọi nhau từ dưới bãi vang vang báo hiệu một ngày biển no đầy. Biển Lăng Cô có rất nhiều loại, những con ốc, con hến, con sò…nhiều đến nỗi, chỉ cần thò tay xuống biển là có thể vớt lên được. Ở đây có biển, có sông, có vùng nước lợ… nên cá, tôm, mực… rất ngọt. Mẹ tôi biết làm các loại mắm là nhờ học người dân vùng đất này. Ở đây, người ta chế biến ra nhiều loại như nước mắm, mắm ruốc, mắm cá thính, mắm tôm… Đặc biệt có mắm sò là một loại mắm rất ngon…”
Từ đó đến nay, tôi chưa một lần ghé thăm Lăng Cô nhưng trong ký ức của tôi đây là một nơi đẹp và êm ả.
Gia đình tôi chỉ ở đây một thời gian ngắn rồi lại ra đi tiến dần vào những vùng đất phía Nam.
Năm 1955, cả gia đình tôi đến vùng đất Qui Nhơn. Lúc đầu ngôi nhà của gia đình tôi chỉ là một cái nhà lợp lá dừa nằm sát bên trường Collège Qui Nhơn. Trường này quay mặt ra đường Võ Tánh, phía sau trường là những doi cát trắng, thỉnh thoảng lúp xúp vài lùm cây hoang và một vài ngôi mộ nằm vắng vẻ.
Ba tôi lại đổi vào các tỉnh ở miền Nam nên gia đình tôi tạm ở lại Qui Nhơn để chờ ngày ông trở về ...
Sau đó, ông trở về. Ba tôi bảo rằng, đi từ Bắc vào Nam, Qui Nhơn là nơi ông thích nhất. Một miền đất tuy nhỏ nhưng hiền hòa và yên bình… có đầy đủ đường bộ, đường thủy, đường sắt…gần trường học, gần chợ trung tâm, gần bến cảng…Có biển, có sông, có núi…một vùng đất có nhiều lợi thế để cho sự phát triển mọi mặt trong tương lai sau này. Ngay lúc đó, ông lại về hưu. Thế là ba tôi quyết định dừng lại nơi đây, chọn nơi này làm “Quê hương…” Và thế là tôi đã được sống và lớn lên ở miền đất biển Qui Nhơn này.
Để ổn định cuộc sống lâu dài, ba mẹ tôi mua nhà, căn nhà này nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Nhà xây bằng táp-lô, lợp ngói trên đất tư của ông Nguyễn Hòa. Vào thời đó Qui Nhơn qui hoạch đất công, đất tư hẳn hoi ( Đất tư nhà dân ở, đất công của chính phủ). Như con đường Tăng Bạt Hổ chạy dài từ đường Võ Tánh xuống trường Ấu Triệu, phía bên trái là đất công, phía bên phải lại là đất tư.
Nhà tôi nằm trên hai mặt đường, phía trước là Tăng Bạt Hổ, phía sau là đường Nguyễn Du. Gần chợ Lớn và gần trường học. Hồi đó, trường Tiểu học Mai Xuân Thưởng nằm ở trên đường Tăng Bạt Hổ, đối diện với chợ Lớn. Thời gian sau trường Mai Xuân Thưởng dời về đường Nguyễn Trãi. Ngày nay là trường Phổ Thông Cơ sở Lê Lợi .
Theo các tài liệu thì “Qui Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất đằng trong xứ Thuận Quảng. Cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Qui Nhơn. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hóa Chămpa từ thế kỷ 11, dưới triều đại Tây Sơn và cảng Thị Nại có từ đầu thế kỷ 18. Qua bao nhiêu biến chuyển của đất nước, ngày 20/10/1898 vua Thành Thái thành lập ra thị xã Qui Nhơn…” Nhưng rồi trải qua các cuộc chiến tranh cũng như bao miền khác trên đất nước ta sau hiệp định Geneve năm 1954, Người Pháp rút về nước, để lại Quy Nhơn một vùng đất hoang tàn đổ nát.
Theo lời ba má tôi kể thì Qui Nhơn lúc là một vùng đất toàn là những đất hoang, cây cỏ mọc um tùm, chung quanh bao bọc bởi rừng dương. Giữa trung tâm nhà cửa phần nhiều là đổ nát do chiến tranh. Người thưa thớt. Qui Nhơn chỉ có một con đường vào đó là Quốc lộ 19. Từ con đường cái quan(quốc lộ 1) cách trung tâm khoảng 15km rẽ xuống là quốc lộ 19 ngang qua Tháp Đôi chạy thẳng xuống cảng Thị Nại.
Trong ký ức tuổi thơ tôi, Qui Nhơn lúc đó rất gần gũi. Vỏn vẹn chỉ trong tầm mắt. Đứng từ nhà tôi ở đường Tăng Bạt Hổ, nhìn về hướng Bắc thấy đầm Thị Nại, xa tít là những doi cát trắng của bán đảo Phước Lý, nhìn xuống một chút thấy Nhà Thờ Nhọn. Nhìn lên hướng Tây thấy rõ núi Bà Hỏa cao cao chắn lối. Nhìn về hướng Đông mặt trời mọc trông thấy Cảng và mũi Phương Mai. Ra phía sau nhà nhìn theo hướng Nam thấy hàng dương cùng biển xanh mênh mông…
Con đường đi xuống cảng, đoạn thì bằng phẳng, đoạn thì rải bằng đá xanh lổ chổ. Mấy cái lô cốt của người Pháp bỏ lại nằm chơ vơ bên đường. Có một đường ray xe lửa chạy thẳng xuống cảng nằm cạnh. Sau này khi con đường Bạch Đằng được mở ra thì con đường sắt này vẫn còn nằm song song ở đó.
Do ít người, ít nhà cửa nên ban đêm không gian yên ắng vô cùng. Có thể nghe rõ mồn một từng tiếng sóng vỗ ầm ì vào bãi cát và cả tiếng gió thổi rì rào qua hàng dương hay gió lao xao lùa qua những hàng lau lách, những hàng me của những con đường. Giai đoạn đó, trong cảm nhận của một đứa bé như tôi thì Qui Nhơn rất yên tĩnh và thanh bình.
Dần dần, mọi người đến, một số đông là người địa phương, người ở các huyện ven thị xã. Một số người đi từ các tỉnh như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Một số khác là người dân di cư từ miền Bắc vào Nam… Những người mới đến có người thì mua lại những ngôi nhà tư, có người thì dựng tạm cái nhà lợp lá dừa rồi trồng rau hay chăn nuôi…đất hoang nhiều nên những người đến trước cứ san bằng rồi khoanh lại, đan lá dừa dựng nhà ở…lâu dần thành mảnh đất của riêng mình. Nói chung lúc khởi đầu ai cũng phải vất vả để thích nghi rồi sau đó tự ổn định cuộc sống. Hình như chẳng ai muốn chiếm đất đai nhiều, chỉ cần vừa đủ ở mà thôi. Ai cũng phải thừa nhận một điều rằng, trong giai đoạn này mọi người rất thật thà và tuân theo luật lệ của chính phủ.
Để tiện cho việc đi lại, mọi người phải cùng nhau dọn dẹp đất đá trên những con đường. Qui Nhơn lúc đó chỉ có mấy đoạn đường ngắn như đường Võ Tánh, Gia Long, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu…còn lại là những con đường đất hoặc những con đường nhỏ chưa mở rộng, chưa có tên. Phía trong khu sáu hay khu Ghềnh Ráng thì chưa có đường, mọi người đi lại theo những lối mòn, xung quanh còn có nhiều gò đồi, đất đá hay rừng dương cản lối.
Một cái nghĩa địa của Pháp nằm ở góc đường, từ đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Cao Vân đến khu vực lầu Quang Đạt nay là khách sạn Công Đoàn. Cũng phải mất một khoảng thời gian dài, người Pháp mới có thể đem hết những hài cốt về Pháp và chỗ này được san phẳng.
Chung quanh hội trường Quang Trung và khu vực vườn bông, lúc đó là những gò đất với cây cỏ mọc cao.
Biển Qui Nhơn lúc đầu rất hoang sơ. Trên bãi toàn là cây dương liễu. Sau này khi chính phủ qui hoạch thị xã thì cây dừa mới được trồng nhiều. Một rừng dương kéo dài dọc theo bờ biển đến khu vực Ghềnh Ráng. Trên bãi biển lá dương, trái dương rụng đầy. Sát mé biển là vô số vỏ sò, vỏ ốc cùng những con dã tràng. Bãi gần đường cái, rau muống biển và cỏ dại mọc tràn lan. Chiều nào ba tôi cũng đạp xe, chở tôi ra biển để hái từng bó lá rau muống biển về cho thỏ ăn.
Chợ Lớn Qui Nhơn lúc đó đa phần lợp lá dừa và cũng thưa thớt người. Chợ chỉ hơi đông một chút vào buổi sáng. Cá, tôm, mực…của những ngư dân Khu 2, Khu 1 đánh bắt bằng ghe hay dã cào…cá sông, cá đồng ở khu vực nay là sông Hà Thanh phía Tháp Đôi hay Đống Đa cũng được đem xuống chợ bán. Rau, cải… do một số người dân tự trồng ở nhà, dọc đường Bạch Đằng hay trong khu sáu đem bán. Dân cư ít nên thực phẩm tươi ngon và rẻ. Sau này, khi người đông dần, giá cả nhích dần lên, chợ mới có thêm nhiều hàng hóa hơn.
Phía dối diện nhà tôi có mấy cái máy đèn cao to của người Pháp. Cái cao ngất, cái thấp tè, cái thẳng đứng, cái thì nằm ngang. Theo thời gian bị gỉ sét, cây cối mọc um tùm xung quanh. Ba tôi nói rằng, lúc trước ở đây có một nhà máy đèn lớn của Pháp, cung cấp điện sáng cho khắp vùng Qui Nhơn. Năm 1954, mấy cái máy đèn bị bom đạn hư hại nên không còn hoạt động nữa. Cho đến bây giờ, xóm đó vẫn còn mang tên xóm Nhà Đèn.
Tôi thường theo các chị đi hái trứng cá, khèo keo, hái me…dạo đó Qui Nhơn nhà nào cũng trồng cây trứng cá. Sát bên Ty Thanh Niên đường Nguyễn Du hay sát bên trường Bồ Đề, đường Tăng Bạt Hổ có hàng keo rất nhiều trái. Có một vài cây me ta trái rất nhiều ở đường Hoàng Diệu hay Hai Bà Trưng... Tôi bé quá, nên chỉ đứng xem các chị hái rồi các chị chia cho ăn. Tôi cũng theo ra biển, tắm biển, bắt ốc, bắt còng…xem các chị xây những lâu đài cát. Những đứa trẻ lúc đó cũng rất thích văn nghệ nên thường tự múa hát, diễn cho nhau xem. Tôi thường xem các chị lớn múa bài Vườn xuân ong bướm hay hát bài Làng tôi…mà vé vào cửa là những cọng dây thun. Những buổi chiều ngồi xem các chị làm diều, thả diều hay chui vào trong những bụi cỏ bắt châu chấu, cào cào hay bươm bướm…cùng nhau tập đi xe đạp, chơi đánh thẻ, ô làng, nhảy dây…Tất cả chỉ quanh quẩn, rong chơi các vùng gần nhà nhưng rất vui. Tâm hồn tuổi thơ trong trẻo và an lành.
Sáng Chủ Nhật, cả vùng vang lên những hồi chuông lễ của Nhà Thờ Chánh Tòa hay đâu đó ngân nga tiếng chuông nhà thờ Tin Lành ở đường Hai Bà Trưng. Rồi khi đêm xuống, trong buổi khuya thanh vắng từng hồi chuông công phu của chùa Long Khánh vang vọng…Tất cả đem đến cho mọi người một cảm giác bình an, thanh thoát, nhẹ nhàng.
Qui Nhơn vào những năm đầu không có điện. Tối đến, nhà nào cũng thắp những ngọn đèn dầu leo lét. Mọi sinh hoạt đều gói gọn trong từng gia đình. Nếu có việc cần đi ra ngoài phải cầm theo đèn Pin. Mọi người thường đi ngủ sớm. Hôm nào có trăng cả Qui Nhơn sáng hẳn lên, trẻ con ra sân đùa chơi, người lớn bắc ghế ngồi uống trà nói chuyện.
Hầu hết mọi người trong thị xã đều biết mặt nhau. Mỗi khi gặp nhau, chào hỏi thân thiện. Thường xuyên đến thăm viếng nhau nhất là vào những ngày cuối tuần. Ai ai cũng đối xử với nhau như người thân, rất quí mến nhau, không ai tranh giành hay bon chen… Người lớn sống với nhau chan hòa. Trẻ con được đùm bọc, yêu thương…Nói chung cuộc sống trôi chậm rãi, nhẹ nhàng trong trật tự.
Nhà tôi có một cái radio chạy bằng pin. Ba tôi thường bật to để cả nhà cùng nghe tin tức hay ca nhạc…Vào mỗi sáng thứ hai, đúng 7 giờ, đài phát bài chào cờ, lúc đó trong thị xã các trường học, các công sở…cũng đồng loạt chào cờ. Hai chị của tôi học trường Ấu Triệu, nếu hôm nào đi trễ, đi ngang qua trại Truyền Tin gặp lúc chào cờ là dừng lại đứng nghiêm, cả những người đi ngoài đường cũng đều dừng chân lại nghiêm trang chào cờ. Tôi còn bé, chưa đi học nhưng ba tôi cũng dạy là phải đứng nghiêm khi nghe bài hát chào cờ được cất lên. Tất cả người dân thời đó đều có ý thức tôn trọng quốc kỳ, quốc ca của tổ quốc.
Phương tiện đi lại vào thời gian ấy chủ yếu là đi bộ. Có một vài chiếc xe đạp, hình như do Pháp sản xuất (?). Có một số phụ tùng do mình tự chế. Bánh xe được bơm bằng cái bơm tay. Nhà tôi cũng có một cái bơm tay bằng nhôm. Xe hỏng thì tự mày mò sửa chứ chưa có tiệm sửa xe. Vào những năm sau đó khi các ty, sở, trường học mở ra nhiều, lúc này xuất hiện thêm nhiều xe đạp. Rồi xuất hiện những chiếc xe cyclo chở các cô, các bà đi làm. Tôi nhớ các cô giáo đi dạy thường là đi bộ, có một số đi bằng cyclo. Các thầy giáo, các bác, các chú đi làm thì thường đi bằng xe đạp. Để vận chuyển hàng hóa lên xuống chợ, bắt đầu thấy xuất hiện những chiếc xe ba bánh như xe bagad, rồi sau đó có một vài chiếc xe Lam…Lúc này có một vài nơi mở tiệm để sửa xe.
Không biết tục lệ cúng xe có từ bao giờ nhưng vào những năm đó tôi đã thấy cúng xe. Có một chiếc xe Lam chở hàng hóa thường đậu trước nhà tôi, cứ lâu lâu lại cúng xe. Bác tài xế đặt mâm cúng trước đầu xe rồi thắp nhang đèn, tay cầm ba cây hương kính cẩn lâm râm khấn vái. Cúng xong bác đốt giấy vàng mã…thấy chúng tôi chơi trước hiên nhà, bác đem đến phân phát. Lũ trẻ vòng tay cám ơn rồi cầm chạy về nhà trình cho cha mẹ. Cha mẹ cho phép mới được ăn.
Bến xe nằm ở cuối đường Võ Tánh và Gia Long. Hàng ngày có một vài chiếc xe đò chở hành khách ra vào bến. Trong trí tôi, màu sắc về những chiếc xe đò rất đẹp. Có chiếc sơn màu đỏ hay màu vàng…hình như của hãng Phi Long Tiến Lực.
Không biết sau đó bao lâu mà đường xe lửa được khôi phục và Nhà Ga Qui Nhơn hoạt động trở lại. Vào những năm 58-59, ba mẹ tôi thường đi xe lửa ra Huế thăm anh tôi, có vài lần dẫn tôi đi theo. Tôi chỉ nhớ lờ mờ, khi tàu chạy nhìn hai bên đường cây cối chạy lui dần…phong cảnh rất đẹp. Nhìn thấy núi, sông, những cánh đồng xanh ngát… Lần đầu tiên tôi thấy và biết đến một con vật to lớn giữa cánh đồng, đó là con trâu, con bò…
Khoảng đầu năm 60, sân bay Qui Nhơn được xây dựng và hoạt động lại nhưng cũng có rất ít chuyến bay. Thỉnh thoảng cả nhà đến sân bay để đón anh chị tôi từ Huế vào chơi trong dịp nghỉ hè hay Tết… (còn nữa)
Tiếp theo:
Phần 1 – Đất và người…
Phần 2 – Những con đường…
Phần 3 – Những ngôi trường…
Phần 4 – Những nơi ở Qui Nhơn…
Phần 5 – Giọng nói, tính tình người Qui nhơn
Phần 6 – Qui Nhơn qua những chuyển biến…
Suốt đời tôi gắn liền với mảnh đất Qui Nhơn hiền hòa. Tôi không sinh ra ở đây nhưng sống và lớn lên ở đó… Quanh năm nghe tiếng gió biển rì rào, tiếng sóng vỗ ì ầm, vị mằn mặn của muối lẫn mùi tôm cá…sống cùng những con người chân chất, giản dị…Tất cả đã thấm đẫm vào máu, vào da thịt, vào tâm hồn tôi… Qui Nhơn đối với tôi gần gũi thân thương. Bây giờ cho dù đi đâu, ở đâu tôi vẫn nhớ!
Đây chỉ là những dòng hồi ức của tôi về miền đất, về những con người mà theo tôi là rất đỗi mộc mạc, dung dị. Trong cái riêng cũng có cái chung…với suy tư, với những cảm xúc rất đời thường… tất cả đều xuất phát từ trong sâu thẳm trái tim tôi khi nghĩ về Qui Nhơn.
Trong khi viết, ngoài sự vận dụng trí nhớ, tôi còn hỏi thêm ý kiến của người thân, bạn bè, cùng các tài liệu của những người đã từng sống ở miền đất này… Do vậy, có thể đôi chỗ bị lập đi, lập lại hay nhầm lẫn…Nếu có, xin lượng thứ! Xin cám ơn!
*
Khi không còn trẻ, ta thường hoài niệm về quá khứ, về thời thơ ấu, về tuồi trẻ … Nhớ lại những kỉ niệm với người thân, với bạn bè, nhớ những khung cảnh xưa như ngôi nhà, ngôi trường, con đường, góc phố, hàng cây, bãi biển, con sông hay một nơi chốn nào đó…nhớ để vui, để buồn, để nuối tiếc hoặc ngậm ngùi. Có đôi khi lại muốn thời gian quay trở lại, dù chỉ trong một giây, một phút thôi để được sống, được yêu thương và để được nhìn những khuôn mặt của những người thân quen trong khung trời ngày tháng cũ.
* KÝ ỨC TUỔI THƠ.
Cho tôi được đi lại từ đầu, trở lại với những ngày còn thơ ấu.
Năm 1954, gia đình tôi đi vào Nam. Tôi lúc đó mới sinh ra được 7 ngày. Mẹ bồng tôi cùng cả nhà lên máy bay đi từ sân bay Đồng Hới (Quảng Bình ) vào tới sân bay Phú Bài (Huế ).
Gia đình tôi có bà con ở Huế nên ở lại Tây Lộc-Huế. Một thời gian sau, ba tôi lại tiếp tục đi dần vào đằng trong và dừng lại Lăng Cô. Lăng Cô là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân, cách Huế gần sáu bảy chục kilômét. Ba tôi vẫn làm việc ở Huế. Gia đình tôi có năm anh chị em với hai người cháu của ba tôi. Tôi là con út trong gia đình.
Trong bữa cơm hay những lúc gia đình quây quần bên nhau, mọi người trong nhà thường nhắc đi, nhắc lại những câu chuyện vui, buồn đã xảy ra, đang xảy ra…những nơi chốn đã đến. Nhờ vậy những câu chuyện cũ cứ lặp đi lặp lại rồi hằn sâu vào trong ký ức của tôi một cách rõ ràng và tường tận.
Vì quá bé nên những gì tôi viết ở giai đoạn này, chỉ là nghe rồi tưởng tượng theo giọng cũng như cảm xúc của người kể. Có chuyện vừa nghe kể vừa thấy xuất hiện lờ mờ trước mắt một vài hình ảnh.
Những người trong nhà tôi thường nói rằng: Bãi biển Lăng Cô đẹp lắm! Bãi cát trắng dài trên 10km. Nước biển ở đây xanh trong cực kỳ. Phía sau nhà là rừng với nhiều cây cối rậm rạp. Nằm giữa biển và rừng là một cái đầm lớn. Trong làng có một ngôi Nhà Thờ hàng ngày tiếng chuông ngân vang êm đềm. Dân cư ít, đa số là có đạo. Phần đông họ sinh sống bằng nghề chính đó là đánh bắt cá, ngoài ra còn trồng trọt và chăn nuôi.
Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau đỉnh núi Hải Vân, Lăng Cô lại càng êm ả và thanh bình. Cảnh chiều về ở đây nên thơ, huyền ảo như một bức tranh sơn thủy. Vào cuối tuần, ba tôi lại từ Huế trở về. Cứ nghe tiếng lọc cọc của chiếc xe ngựa vang lên trên đường cái là cả nhà lại chạy ra đầu cầu đón ba. Mọi người xúm xít bên ba tôi nói chuyện rôm rả, cười đùa… bên những món quà Huế…
Mẹ tôi thích phong cảnh của vùng đất và con người nơi đây nên hàng ngày trong những câu chuyện mẹ thường nhắc đến Lăng Cô, đó là một miền đất bình yên với những con người vất vả, cần cù, chịu khó. Bà nói: “Mỗi sớm mai khi nghe tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, mọi người thức dậy trong một không gian thoáng đãng trong lành. Bước ra sân, chân trời phía đông ửng hồng. Không khí vùng biển với hây hẩy những cơn gió mát mẻ, dễ chịu. Biển ở đây phẳng lặng, nước trong xanh. Từng con sóng mơn man vỗ nhẹ vào bờ cát. Những chiếc thuyền đánh cá trên biển ra vào nhấp nhô. Dưới bến, thuyền kéo lưới về đầy ắp cá tôm. Những thúng cá tươi roi rói, cá còn nhảy chong chong, tôm búng lia chia.. . Tiếng gọi nhau từ dưới bãi vang vang báo hiệu một ngày biển no đầy. Biển Lăng Cô có rất nhiều loại, những con ốc, con hến, con sò…nhiều đến nỗi, chỉ cần thò tay xuống biển là có thể vớt lên được. Ở đây có biển, có sông, có vùng nước lợ… nên cá, tôm, mực… rất ngọt. Mẹ tôi biết làm các loại mắm là nhờ học người dân vùng đất này. Ở đây, người ta chế biến ra nhiều loại như nước mắm, mắm ruốc, mắm cá thính, mắm tôm… Đặc biệt có mắm sò là một loại mắm rất ngon…”
Từ đó đến nay, tôi chưa một lần ghé thăm Lăng Cô nhưng trong ký ức của tôi đây là một nơi đẹp và êm ả.
Gia đình tôi chỉ ở đây một thời gian ngắn rồi lại ra đi tiến dần vào những vùng đất phía Nam.
Năm 1955, cả gia đình tôi đến vùng đất Qui Nhơn. Lúc đầu ngôi nhà của gia đình tôi chỉ là một cái nhà lợp lá dừa nằm sát bên trường Collège Qui Nhơn. Trường này quay mặt ra đường Võ Tánh, phía sau trường là những doi cát trắng, thỉnh thoảng lúp xúp vài lùm cây hoang và một vài ngôi mộ nằm vắng vẻ.
Ba tôi lại đổi vào các tỉnh ở miền Nam nên gia đình tôi tạm ở lại Qui Nhơn để chờ ngày ông trở về ...
Sau đó, ông trở về. Ba tôi bảo rằng, đi từ Bắc vào Nam, Qui Nhơn là nơi ông thích nhất. Một miền đất tuy nhỏ nhưng hiền hòa và yên bình… có đầy đủ đường bộ, đường thủy, đường sắt…gần trường học, gần chợ trung tâm, gần bến cảng…Có biển, có sông, có núi…một vùng đất có nhiều lợi thế để cho sự phát triển mọi mặt trong tương lai sau này. Ngay lúc đó, ông lại về hưu. Thế là ba tôi quyết định dừng lại nơi đây, chọn nơi này làm “Quê hương…” Và thế là tôi đã được sống và lớn lên ở miền đất biển Qui Nhơn này.
Để ổn định cuộc sống lâu dài, ba mẹ tôi mua nhà, căn nhà này nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Nhà xây bằng táp-lô, lợp ngói trên đất tư của ông Nguyễn Hòa. Vào thời đó Qui Nhơn qui hoạch đất công, đất tư hẳn hoi ( Đất tư nhà dân ở, đất công của chính phủ). Như con đường Tăng Bạt Hổ chạy dài từ đường Võ Tánh xuống trường Ấu Triệu, phía bên trái là đất công, phía bên phải lại là đất tư.
Nhà tôi nằm trên hai mặt đường, phía trước là Tăng Bạt Hổ, phía sau là đường Nguyễn Du. Gần chợ Lớn và gần trường học. Hồi đó, trường Tiểu học Mai Xuân Thưởng nằm ở trên đường Tăng Bạt Hổ, đối diện với chợ Lớn. Thời gian sau trường Mai Xuân Thưởng dời về đường Nguyễn Trãi. Ngày nay là trường Phổ Thông Cơ sở Lê Lợi .
Theo các tài liệu thì “Qui Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất đằng trong xứ Thuận Quảng. Cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Qui Nhơn. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hóa Chămpa từ thế kỷ 11, dưới triều đại Tây Sơn và cảng Thị Nại có từ đầu thế kỷ 18. Qua bao nhiêu biến chuyển của đất nước, ngày 20/10/1898 vua Thành Thái thành lập ra thị xã Qui Nhơn…” Nhưng rồi trải qua các cuộc chiến tranh cũng như bao miền khác trên đất nước ta sau hiệp định Geneve năm 1954, Người Pháp rút về nước, để lại Quy Nhơn một vùng đất hoang tàn đổ nát.
Theo lời ba má tôi kể thì Qui Nhơn lúc là một vùng đất toàn là những đất hoang, cây cỏ mọc um tùm, chung quanh bao bọc bởi rừng dương. Giữa trung tâm nhà cửa phần nhiều là đổ nát do chiến tranh. Người thưa thớt. Qui Nhơn chỉ có một con đường vào đó là Quốc lộ 19. Từ con đường cái quan(quốc lộ 1) cách trung tâm khoảng 15km rẽ xuống là quốc lộ 19 ngang qua Tháp Đôi chạy thẳng xuống cảng Thị Nại.
Trong ký ức tuổi thơ tôi, Qui Nhơn lúc đó rất gần gũi. Vỏn vẹn chỉ trong tầm mắt. Đứng từ nhà tôi ở đường Tăng Bạt Hổ, nhìn về hướng Bắc thấy đầm Thị Nại, xa tít là những doi cát trắng của bán đảo Phước Lý, nhìn xuống một chút thấy Nhà Thờ Nhọn. Nhìn lên hướng Tây thấy rõ núi Bà Hỏa cao cao chắn lối. Nhìn về hướng Đông mặt trời mọc trông thấy Cảng và mũi Phương Mai. Ra phía sau nhà nhìn theo hướng Nam thấy hàng dương cùng biển xanh mênh mông…
Con đường đi xuống cảng, đoạn thì bằng phẳng, đoạn thì rải bằng đá xanh lổ chổ. Mấy cái lô cốt của người Pháp bỏ lại nằm chơ vơ bên đường. Có một đường ray xe lửa chạy thẳng xuống cảng nằm cạnh. Sau này khi con đường Bạch Đằng được mở ra thì con đường sắt này vẫn còn nằm song song ở đó.
Do ít người, ít nhà cửa nên ban đêm không gian yên ắng vô cùng. Có thể nghe rõ mồn một từng tiếng sóng vỗ ầm ì vào bãi cát và cả tiếng gió thổi rì rào qua hàng dương hay gió lao xao lùa qua những hàng lau lách, những hàng me của những con đường. Giai đoạn đó, trong cảm nhận của một đứa bé như tôi thì Qui Nhơn rất yên tĩnh và thanh bình.
Dần dần, mọi người đến, một số đông là người địa phương, người ở các huyện ven thị xã. Một số người đi từ các tỉnh như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Một số khác là người dân di cư từ miền Bắc vào Nam… Những người mới đến có người thì mua lại những ngôi nhà tư, có người thì dựng tạm cái nhà lợp lá dừa rồi trồng rau hay chăn nuôi…đất hoang nhiều nên những người đến trước cứ san bằng rồi khoanh lại, đan lá dừa dựng nhà ở…lâu dần thành mảnh đất của riêng mình. Nói chung lúc khởi đầu ai cũng phải vất vả để thích nghi rồi sau đó tự ổn định cuộc sống. Hình như chẳng ai muốn chiếm đất đai nhiều, chỉ cần vừa đủ ở mà thôi. Ai cũng phải thừa nhận một điều rằng, trong giai đoạn này mọi người rất thật thà và tuân theo luật lệ của chính phủ.
Để tiện cho việc đi lại, mọi người phải cùng nhau dọn dẹp đất đá trên những con đường. Qui Nhơn lúc đó chỉ có mấy đoạn đường ngắn như đường Võ Tánh, Gia Long, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu…còn lại là những con đường đất hoặc những con đường nhỏ chưa mở rộng, chưa có tên. Phía trong khu sáu hay khu Ghềnh Ráng thì chưa có đường, mọi người đi lại theo những lối mòn, xung quanh còn có nhiều gò đồi, đất đá hay rừng dương cản lối.
Một cái nghĩa địa của Pháp nằm ở góc đường, từ đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Cao Vân đến khu vực lầu Quang Đạt nay là khách sạn Công Đoàn. Cũng phải mất một khoảng thời gian dài, người Pháp mới có thể đem hết những hài cốt về Pháp và chỗ này được san phẳng.
Chung quanh hội trường Quang Trung và khu vực vườn bông, lúc đó là những gò đất với cây cỏ mọc cao.
Biển Qui Nhơn lúc đầu rất hoang sơ. Trên bãi toàn là cây dương liễu. Sau này khi chính phủ qui hoạch thị xã thì cây dừa mới được trồng nhiều. Một rừng dương kéo dài dọc theo bờ biển đến khu vực Ghềnh Ráng. Trên bãi biển lá dương, trái dương rụng đầy. Sát mé biển là vô số vỏ sò, vỏ ốc cùng những con dã tràng. Bãi gần đường cái, rau muống biển và cỏ dại mọc tràn lan. Chiều nào ba tôi cũng đạp xe, chở tôi ra biển để hái từng bó lá rau muống biển về cho thỏ ăn.
Chợ Lớn Qui Nhơn lúc đó đa phần lợp lá dừa và cũng thưa thớt người. Chợ chỉ hơi đông một chút vào buổi sáng. Cá, tôm, mực…của những ngư dân Khu 2, Khu 1 đánh bắt bằng ghe hay dã cào…cá sông, cá đồng ở khu vực nay là sông Hà Thanh phía Tháp Đôi hay Đống Đa cũng được đem xuống chợ bán. Rau, cải… do một số người dân tự trồng ở nhà, dọc đường Bạch Đằng hay trong khu sáu đem bán. Dân cư ít nên thực phẩm tươi ngon và rẻ. Sau này, khi người đông dần, giá cả nhích dần lên, chợ mới có thêm nhiều hàng hóa hơn.
Phía dối diện nhà tôi có mấy cái máy đèn cao to của người Pháp. Cái cao ngất, cái thấp tè, cái thẳng đứng, cái thì nằm ngang. Theo thời gian bị gỉ sét, cây cối mọc um tùm xung quanh. Ba tôi nói rằng, lúc trước ở đây có một nhà máy đèn lớn của Pháp, cung cấp điện sáng cho khắp vùng Qui Nhơn. Năm 1954, mấy cái máy đèn bị bom đạn hư hại nên không còn hoạt động nữa. Cho đến bây giờ, xóm đó vẫn còn mang tên xóm Nhà Đèn.
Tôi thường theo các chị đi hái trứng cá, khèo keo, hái me…dạo đó Qui Nhơn nhà nào cũng trồng cây trứng cá. Sát bên Ty Thanh Niên đường Nguyễn Du hay sát bên trường Bồ Đề, đường Tăng Bạt Hổ có hàng keo rất nhiều trái. Có một vài cây me ta trái rất nhiều ở đường Hoàng Diệu hay Hai Bà Trưng... Tôi bé quá, nên chỉ đứng xem các chị hái rồi các chị chia cho ăn. Tôi cũng theo ra biển, tắm biển, bắt ốc, bắt còng…xem các chị xây những lâu đài cát. Những đứa trẻ lúc đó cũng rất thích văn nghệ nên thường tự múa hát, diễn cho nhau xem. Tôi thường xem các chị lớn múa bài Vườn xuân ong bướm hay hát bài Làng tôi…mà vé vào cửa là những cọng dây thun. Những buổi chiều ngồi xem các chị làm diều, thả diều hay chui vào trong những bụi cỏ bắt châu chấu, cào cào hay bươm bướm…cùng nhau tập đi xe đạp, chơi đánh thẻ, ô làng, nhảy dây…Tất cả chỉ quanh quẩn, rong chơi các vùng gần nhà nhưng rất vui. Tâm hồn tuổi thơ trong trẻo và an lành.
Sáng Chủ Nhật, cả vùng vang lên những hồi chuông lễ của Nhà Thờ Chánh Tòa hay đâu đó ngân nga tiếng chuông nhà thờ Tin Lành ở đường Hai Bà Trưng. Rồi khi đêm xuống, trong buổi khuya thanh vắng từng hồi chuông công phu của chùa Long Khánh vang vọng…Tất cả đem đến cho mọi người một cảm giác bình an, thanh thoát, nhẹ nhàng.
Qui Nhơn vào những năm đầu không có điện. Tối đến, nhà nào cũng thắp những ngọn đèn dầu leo lét. Mọi sinh hoạt đều gói gọn trong từng gia đình. Nếu có việc cần đi ra ngoài phải cầm theo đèn Pin. Mọi người thường đi ngủ sớm. Hôm nào có trăng cả Qui Nhơn sáng hẳn lên, trẻ con ra sân đùa chơi, người lớn bắc ghế ngồi uống trà nói chuyện.
Hầu hết mọi người trong thị xã đều biết mặt nhau. Mỗi khi gặp nhau, chào hỏi thân thiện. Thường xuyên đến thăm viếng nhau nhất là vào những ngày cuối tuần. Ai ai cũng đối xử với nhau như người thân, rất quí mến nhau, không ai tranh giành hay bon chen… Người lớn sống với nhau chan hòa. Trẻ con được đùm bọc, yêu thương…Nói chung cuộc sống trôi chậm rãi, nhẹ nhàng trong trật tự.
Nhà tôi có một cái radio chạy bằng pin. Ba tôi thường bật to để cả nhà cùng nghe tin tức hay ca nhạc…Vào mỗi sáng thứ hai, đúng 7 giờ, đài phát bài chào cờ, lúc đó trong thị xã các trường học, các công sở…cũng đồng loạt chào cờ. Hai chị của tôi học trường Ấu Triệu, nếu hôm nào đi trễ, đi ngang qua trại Truyền Tin gặp lúc chào cờ là dừng lại đứng nghiêm, cả những người đi ngoài đường cũng đều dừng chân lại nghiêm trang chào cờ. Tôi còn bé, chưa đi học nhưng ba tôi cũng dạy là phải đứng nghiêm khi nghe bài hát chào cờ được cất lên. Tất cả người dân thời đó đều có ý thức tôn trọng quốc kỳ, quốc ca của tổ quốc.
Phương tiện đi lại vào thời gian ấy chủ yếu là đi bộ. Có một vài chiếc xe đạp, hình như do Pháp sản xuất (?). Có một số phụ tùng do mình tự chế. Bánh xe được bơm bằng cái bơm tay. Nhà tôi cũng có một cái bơm tay bằng nhôm. Xe hỏng thì tự mày mò sửa chứ chưa có tiệm sửa xe. Vào những năm sau đó khi các ty, sở, trường học mở ra nhiều, lúc này xuất hiện thêm nhiều xe đạp. Rồi xuất hiện những chiếc xe cyclo chở các cô, các bà đi làm. Tôi nhớ các cô giáo đi dạy thường là đi bộ, có một số đi bằng cyclo. Các thầy giáo, các bác, các chú đi làm thì thường đi bằng xe đạp. Để vận chuyển hàng hóa lên xuống chợ, bắt đầu thấy xuất hiện những chiếc xe ba bánh như xe bagad, rồi sau đó có một vài chiếc xe Lam…Lúc này có một vài nơi mở tiệm để sửa xe.
Không biết tục lệ cúng xe có từ bao giờ nhưng vào những năm đó tôi đã thấy cúng xe. Có một chiếc xe Lam chở hàng hóa thường đậu trước nhà tôi, cứ lâu lâu lại cúng xe. Bác tài xế đặt mâm cúng trước đầu xe rồi thắp nhang đèn, tay cầm ba cây hương kính cẩn lâm râm khấn vái. Cúng xong bác đốt giấy vàng mã…thấy chúng tôi chơi trước hiên nhà, bác đem đến phân phát. Lũ trẻ vòng tay cám ơn rồi cầm chạy về nhà trình cho cha mẹ. Cha mẹ cho phép mới được ăn.
Bến xe nằm ở cuối đường Võ Tánh và Gia Long. Hàng ngày có một vài chiếc xe đò chở hành khách ra vào bến. Trong trí tôi, màu sắc về những chiếc xe đò rất đẹp. Có chiếc sơn màu đỏ hay màu vàng…hình như của hãng Phi Long Tiến Lực.
Không biết sau đó bao lâu mà đường xe lửa được khôi phục và Nhà Ga Qui Nhơn hoạt động trở lại. Vào những năm 58-59, ba mẹ tôi thường đi xe lửa ra Huế thăm anh tôi, có vài lần dẫn tôi đi theo. Tôi chỉ nhớ lờ mờ, khi tàu chạy nhìn hai bên đường cây cối chạy lui dần…phong cảnh rất đẹp. Nhìn thấy núi, sông, những cánh đồng xanh ngát… Lần đầu tiên tôi thấy và biết đến một con vật to lớn giữa cánh đồng, đó là con trâu, con bò…
Khoảng đầu năm 60, sân bay Qui Nhơn được xây dựng và hoạt động lại nhưng cũng có rất ít chuyến bay. Thỉnh thoảng cả nhà đến sân bay để đón anh chị tôi từ Huế vào chơi trong dịp nghỉ hè hay Tết… (còn nữa)
Tiếp theo:
Phần 1 – Đất và người…
Phần 2 – Những con đường…
Phần 3 – Những ngôi trường…
Phần 4 – Những nơi ở Qui Nhơn…
Phần 5 – Giọng nói, tính tình người Qui nhơn
Phần 6 – Qui Nhơn qua những chuyển biến…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét