Duyên
Irene.
Đêm xuống, trời trở nên dịu mát. Chưa đến chín giờ mà xóm đã vắng người. Trăng mười bảy sáng vằng vặc. Ánh trăng len lõi qua những cành lá rõ nét và tạo ra những hình thù sáng tối như một bức tranh tàu.
Về khuya, đêm trở nên cô liêu quạnh quẽ. Tôi chìm đắm trong nỗi buồn với những nỗi nhớ xa xăm, nhớ miền đất ấy, nhớ nhà, nhớ con đường, nhớ ngôi trường, bạn bè…nhớ đến quay cuồng với muôn vàn thương nhớ.
Đêm buồn một mình tôi lại nhớ đến bài thơ Đường trong lời còm của Congiothoang_Tran:
Phong Kiều Dạ Bạc – Trương Kế.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Thật sự tôi không có trình độ về Hán Nôm để có thể hiểu hết những thâm sâu trong bài thơ danh tác của Trương Kế. Nhưng khi đọc qua các bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Bùi Khánh Đản…thì bản dịch của Tản Đà đem đến cho tôi thấm thía một nỗi buồn vô cùng của đất trời, của vạn vật giữa hư không:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà)
Tôi tưởng tượng trước mắt ánh sáng mờ ảo sương khói của ngọn đèn leo lét trên thuyền như cái thân phận mỏng manh của một kiếp người. Tiếng chim ăn đêm kêu khiến ta thức tỉnh và tiếng chuông chùa làm cho tâm lắng đọng. Tôi chợt nhận ra rằng phút cuối của cuộc đời danh vọng, tiền tài, địa vị…chỉ là hư ảo.
Tôi nghĩ rằng, đến với tuổi ngoài sáu mươi tôi vẫn còn mang hai chữ NỢ DUYÊN nhưng hình như chữ Nợ mình cũng dần dần trả gần hết nhưng chữ Duyên thì ta vẫn còn mang.
Vạn vật trên cõi đời này đều đến với nhau bằng một chữ Duyên. Mọi thứ trên cuộc đời này, những người lần lượt đi qua cuộc sống ta, những người xung quanh ta, những người bạn đời của ta …đến với ta đều nhờ chữ Duyên.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có 47 chữ Duyên trong 43 câu lục bát.(4 câu có hai chữ duyên)
Lúc gặp Kim Trọng:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Hay lúc tái hợp với Kim Trọng:
Còn Duyên mang lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa.
Duyên vốn từ gốc Hán có rất nhiều định nghĩa về từ này, Duyên có nghĩa là nguyên nhân, nguyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc…có người lại cho rằng Duyên là sự tương hợp tinh thần, tình cảm giữa người và người, giữa người và sự vật, sự kiện…Ngoài duyên phận, duyên còn chỉ vẻ đẹp trong cách ứng xử, trong tính tình v.v…và v.v…
Trong phạm vi bài này tôi chỉ muốn nói đến cái Duyên giữa con người và con người.
Trong cuộc sống có nhiều chuỗi sự việc đến với ta rất bất ngờ, rất tình cờ nhưng nhiều khi để lỡ thì nó dẫn đến quyết định rất lớn trong đời sống của một con người. Tất cả hôm nay ta đang có, đang thấy trước mắt chẳng thể vượt ra khỏi chữ Duyên.
Ví như năm 1954, ba tôi không chọn miền đất Qui Nhơn dừng chân thì làm sao tôi lại yêu thương da diết mảnh đất ấy như thế? Đó có phải là Duyên không?
Nếu như năm 1972, mùa hè không đỏ lửa vì chiến tranh, trường học không đóng cửa vì di tản, chúng tôi không vội vội vàng vàng thi tú tài… thì tôi và một số bạn có đến với nhau dưới mái trường Sư Phạm Qui Nhơn để gặp và biết nhau không? Âu đó là nhờ chữ Duyên.
Nếu như ba má tôi không đặt tên tôi vần R. thì tôi có được học chung một lớp với các bạn lớp 6/11 không?
Ngay như người bạn đời của mình đến với mình cũng là Duyên nợ. Nhắc đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện trong gia đình tôi. Năm 1978 tôi lập gia đình với một người mà trước đó tôi chẳng hề quen biết! Không biết sao sau 1975 về chung hội đồng trường rồi quen. Tôi cứ nghĩ sao một người xa lạ mà mình lại tự nhiên có Duyên nợ nhưng thật ra hình như không phải như thế! Sau này tôi thường nghe má và các em chồng kể lại thì vào khoảng năm 1967 khi chiến tranh bùng phát, làng mạc bị tàn phá, ngôi nhà ở An Vinh bị bom sập. Má chồng tôi đưa gia đình xuống Qui Nhơn. Hằng ngày bà cùng các con phải gánh gồng buôn bán. Không biết sao bà lại xin ngồi nhờ trước hiên nhà tôi. Bà bảo rằng mỗi khi thấy ba tôi ra mở cửa thì bà và các cô lo dọn gọn một bên để cho có đường đi ra, đi vào. Vì vậy, bà đã biết gia đình tôi từ rất lâu. Hình như ai đó đã nói “cái duyên này là tiền đề khởi đầu cho một cái duyên khác”.
Cho nên, quan hệ giữa người này với người khác, quan hệ giữa ta và xã hội là những quan hệ rất chằng chịt. Nếu không có duyên thì cũng khó gặp nhau, khó mà hiểu nhau, yêu thương thân thiết nhau.
Năm 2008 vì chuyện riêng mà tôi phải vào Sài Gòn định cư và rất tình cờ tôi gặp một số bạn mà trước đây tuy học chung một khóa nhưng chưa hề nói chuyện, chưa hề biết mặt. Thế mà bây giờ sau bao nhiêu năm nhờ Duyên dẫn dắt đã gặp lại và rất thân thiết với nhau.
Nếu không nhờ chữ Duyên thì làm gì tôi biết đến trang Sư Phạm và tập tành viết lách và làm gì mà có thể tìm gặp lại được bạn bè ở khắp năm châu bốn bễ. Trước đây, cứ ngỡ rằng bạn bè ngày xưa ấy đã mất hút nhau mãi mãi rồi. Và trước đây, tôi đâu có nghĩ sẽ có một ngày khóa 11 sẽ họp mặt tại Qui nhơn.
Chẳng có ai trước đây biết rằng mình sẽ gặp ai? Mình sẽ làm gì? Mình định cư ở đâu? Cho nên hãy đến với nhau khi Duyên đã mở lối.
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tôi rất tâm đắc với câu nói của Khánh Ly trong đêm diễn tại Hà Nội. Tôi xin phóng tác lại cho hợp tình hợp cảnh của khóa 11 mình:
Chúng ta đã sống qua hai thế kỷ. Chúng ta đã từng là những người kể cho nhau nghe về tình yêu quê hương, về tình yêu đôi lứa, về tình bằng hữu…Chúng ta đến với nhau trong ngày họp mặt 26 tháng 7 này không phải vì đến với những người bạn mà bây giờ họ xinh đẹp hơn xưa. Lại không phải đến vì lứa tuổi thanh xuân…mà là vì trong những năm tháng xa cách đó, tất cả chúng ta đã trở thành kỷ niệm.
Tân Như có viết :
Có khi lỡ hẹn một giờ
Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm.
Trăm năm thì chắc chắn là không rồi! Cho nên 26/7/2014 chỉ là cơ hội cuối cùng.
Rất hạnh phúc khi gặp lại nhau trong ngôi trường xưa.
Đêm xuống, trời trở nên dịu mát. Chưa đến chín giờ mà xóm đã vắng người. Trăng mười bảy sáng vằng vặc. Ánh trăng len lõi qua những cành lá rõ nét và tạo ra những hình thù sáng tối như một bức tranh tàu.
Về khuya, đêm trở nên cô liêu quạnh quẽ. Tôi chìm đắm trong nỗi buồn với những nỗi nhớ xa xăm, nhớ miền đất ấy, nhớ nhà, nhớ con đường, nhớ ngôi trường, bạn bè…nhớ đến quay cuồng với muôn vàn thương nhớ.
Đêm buồn một mình tôi lại nhớ đến bài thơ Đường trong lời còm của Congiothoang_Tran:
Phong Kiều Dạ Bạc – Trương Kế.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Thật sự tôi không có trình độ về Hán Nôm để có thể hiểu hết những thâm sâu trong bài thơ danh tác của Trương Kế. Nhưng khi đọc qua các bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Bùi Khánh Đản…thì bản dịch của Tản Đà đem đến cho tôi thấm thía một nỗi buồn vô cùng của đất trời, của vạn vật giữa hư không:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà)
Tôi tưởng tượng trước mắt ánh sáng mờ ảo sương khói của ngọn đèn leo lét trên thuyền như cái thân phận mỏng manh của một kiếp người. Tiếng chim ăn đêm kêu khiến ta thức tỉnh và tiếng chuông chùa làm cho tâm lắng đọng. Tôi chợt nhận ra rằng phút cuối của cuộc đời danh vọng, tiền tài, địa vị…chỉ là hư ảo.
Tôi nghĩ rằng, đến với tuổi ngoài sáu mươi tôi vẫn còn mang hai chữ NỢ DUYÊN nhưng hình như chữ Nợ mình cũng dần dần trả gần hết nhưng chữ Duyên thì ta vẫn còn mang.
Vạn vật trên cõi đời này đều đến với nhau bằng một chữ Duyên. Mọi thứ trên cuộc đời này, những người lần lượt đi qua cuộc sống ta, những người xung quanh ta, những người bạn đời của ta …đến với ta đều nhờ chữ Duyên.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có 47 chữ Duyên trong 43 câu lục bát.(4 câu có hai chữ duyên)
Lúc gặp Kim Trọng:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Hay lúc tái hợp với Kim Trọng:
Còn Duyên mang lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa.
Duyên vốn từ gốc Hán có rất nhiều định nghĩa về từ này, Duyên có nghĩa là nguyên nhân, nguyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc…có người lại cho rằng Duyên là sự tương hợp tinh thần, tình cảm giữa người và người, giữa người và sự vật, sự kiện…Ngoài duyên phận, duyên còn chỉ vẻ đẹp trong cách ứng xử, trong tính tình v.v…và v.v…
Trong phạm vi bài này tôi chỉ muốn nói đến cái Duyên giữa con người và con người.
Trong cuộc sống có nhiều chuỗi sự việc đến với ta rất bất ngờ, rất tình cờ nhưng nhiều khi để lỡ thì nó dẫn đến quyết định rất lớn trong đời sống của một con người. Tất cả hôm nay ta đang có, đang thấy trước mắt chẳng thể vượt ra khỏi chữ Duyên.
Ví như năm 1954, ba tôi không chọn miền đất Qui Nhơn dừng chân thì làm sao tôi lại yêu thương da diết mảnh đất ấy như thế? Đó có phải là Duyên không?
Nếu như năm 1972, mùa hè không đỏ lửa vì chiến tranh, trường học không đóng cửa vì di tản, chúng tôi không vội vội vàng vàng thi tú tài… thì tôi và một số bạn có đến với nhau dưới mái trường Sư Phạm Qui Nhơn để gặp và biết nhau không? Âu đó là nhờ chữ Duyên.
Nếu như ba má tôi không đặt tên tôi vần R. thì tôi có được học chung một lớp với các bạn lớp 6/11 không?
Ngay như người bạn đời của mình đến với mình cũng là Duyên nợ. Nhắc đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện trong gia đình tôi. Năm 1978 tôi lập gia đình với một người mà trước đó tôi chẳng hề quen biết! Không biết sao sau 1975 về chung hội đồng trường rồi quen. Tôi cứ nghĩ sao một người xa lạ mà mình lại tự nhiên có Duyên nợ nhưng thật ra hình như không phải như thế! Sau này tôi thường nghe má và các em chồng kể lại thì vào khoảng năm 1967 khi chiến tranh bùng phát, làng mạc bị tàn phá, ngôi nhà ở An Vinh bị bom sập. Má chồng tôi đưa gia đình xuống Qui Nhơn. Hằng ngày bà cùng các con phải gánh gồng buôn bán. Không biết sao bà lại xin ngồi nhờ trước hiên nhà tôi. Bà bảo rằng mỗi khi thấy ba tôi ra mở cửa thì bà và các cô lo dọn gọn một bên để cho có đường đi ra, đi vào. Vì vậy, bà đã biết gia đình tôi từ rất lâu. Hình như ai đó đã nói “cái duyên này là tiền đề khởi đầu cho một cái duyên khác”.
Cho nên, quan hệ giữa người này với người khác, quan hệ giữa ta và xã hội là những quan hệ rất chằng chịt. Nếu không có duyên thì cũng khó gặp nhau, khó mà hiểu nhau, yêu thương thân thiết nhau.
Năm 2008 vì chuyện riêng mà tôi phải vào Sài Gòn định cư và rất tình cờ tôi gặp một số bạn mà trước đây tuy học chung một khóa nhưng chưa hề nói chuyện, chưa hề biết mặt. Thế mà bây giờ sau bao nhiêu năm nhờ Duyên dẫn dắt đã gặp lại và rất thân thiết với nhau.
Nếu không nhờ chữ Duyên thì làm gì tôi biết đến trang Sư Phạm và tập tành viết lách và làm gì mà có thể tìm gặp lại được bạn bè ở khắp năm châu bốn bễ. Trước đây, cứ ngỡ rằng bạn bè ngày xưa ấy đã mất hút nhau mãi mãi rồi. Và trước đây, tôi đâu có nghĩ sẽ có một ngày khóa 11 sẽ họp mặt tại Qui nhơn.
Chẳng có ai trước đây biết rằng mình sẽ gặp ai? Mình sẽ làm gì? Mình định cư ở đâu? Cho nên hãy đến với nhau khi Duyên đã mở lối.
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tôi rất tâm đắc với câu nói của Khánh Ly trong đêm diễn tại Hà Nội. Tôi xin phóng tác lại cho hợp tình hợp cảnh của khóa 11 mình:
Chúng ta đã sống qua hai thế kỷ. Chúng ta đã từng là những người kể cho nhau nghe về tình yêu quê hương, về tình yêu đôi lứa, về tình bằng hữu…Chúng ta đến với nhau trong ngày họp mặt 26 tháng 7 này không phải vì đến với những người bạn mà bây giờ họ xinh đẹp hơn xưa. Lại không phải đến vì lứa tuổi thanh xuân…mà là vì trong những năm tháng xa cách đó, tất cả chúng ta đã trở thành kỷ niệm.
Tân Như có viết :
Có khi lỡ hẹn một giờ
Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm.
Trăm năm thì chắc chắn là không rồi! Cho nên 26/7/2014 chỉ là cơ hội cuối cùng.
Rất hạnh phúc khi gặp lại nhau trong ngôi trường xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét